Tái Sử Dụng Nước Trong Ngành Công Nghiệp Ôtô

Ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Sự phát triển tân tiến của khoa học kỹ thuật đã giúp tăng cường khả năng sản xuất, tạo ra những dòng xe chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Tuy nhiên bên cạnh đó, ngành công nghiệp này cũng gây ra những hệ luỵ không hề nhỏ đối với môi trường sống và sức khoẻ con người do những chất độc hại được thải ra từ quá trình sản xuất. Ngoài ra, ngành công nghiệp này cũng tiêu tốn một lượng nước khá lớn. Theo ước tính, để sản xuất mỗi chiếc ôtô phải cần dùng đến 40.000 gallon nước (182.000lít). Chính vì vậy việc thu hồi và tái sử dụng nước từ nguồn nước thải là giải pháp tối ưu giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. 1
NHU CẦU NƯỚC CẤP CHO SẢN XUẤT ÔTÔ
Quy trình sản xuất ôtô thường rất phức tạp và trải qua nhiều công đoạn. Có rất nhiều quy trình sản xuất khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung đó là tiêu tốn rất nhiều nước. Hơn nữa, nước cấp cho quá trình sản xuất ôtô đòi hỏi phải có chất lượng tốt. Vì nước được sử dụng để pha hoá chất và tẩy rửa nên cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn do nhà sản xuất đề ra, nếu không có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Quy trình sản xuất ôtô

Các công đoạn sử dụng nước nhiều nhất trong quá trình sản xuất ôtô bao gồm:

Chống ăn mòn: công đoạn này bao gồm 3 bước, tiêu tốn khoảng 60.000 lít nước

3
  • Tẩy dầu mỡ: toàn bộ khung xe sẽ được ngâm trong bồn có chứa chất tẩy rửa để loại bỏ dầu nhớt, các hợp chất hữu cơ và vô cơ còn dính bám trên sản phẩm sau công đoạn dập khuôn và hàn nối, quá trình này được gọi là rửa kiềm. Nước được dùng để pha hoá chất tẩy rửa và xả lại sau quá trình.
  • Phủ kẽm photphat: khung xe được đặt chìm vào bồn hoá chất nhằm phủ lên sản phẩm một lớp kẽm photphat. Các thành phần hoá chất thường là axit photphoric, các ion niken, kẽm và nước dùng để pha dung dịch photphat.
  • Xả nước: bước này giúp loại bỏ hoàn toán các hoá chất còn bám lại trên sản phẩm.

Sơn lót và sơn hoàn tất: hiện nay các nhà sản xuất ôtô hầu hết đều sử dụng loại sơn gốc nước vì ít độc hại và thân thiện với môi trường. Loại sơn này đòi hỏi một lượng nước khá lớn để pha loãng tuỳ thuộc vào lượng sơn được sử dụng. Ngoài ra, nước còn được dùng để pha các chất tẩy rửa dùng vệ sinh và tẩy màu thiết bị sơn trước khi thay đổi màu sơn mới cho xe.

Đánh bóng và tẩy rửa: khung xe sau khi đánh bóng sẽ được rửa lại một lần nữa bằng nước để tẩy sạch vụn sơn thừa và những chất khác còn bám lại trên sản phẩm.

Xưởng gia công chi tiết máy và phụ tùng: nước chủ yếu dùng để pha hoá chất tẩy rửa dầu mỡ dính bám trên máy móc.

Ngoài ra cũng cần phải kể đến nước cấp cho sinh hoạt của nhân công trong nhà máy. Nói tóm lại, khi năng suất của nhà máy càng cao thì nhu cầu sử dụng nước càng nhiều. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến tài nguyên nước mà còn tạo ra một lượng lớn nước thải, làm cho công tác xử lý trở nên khó khăn hơn. 

 GIẢI PHÁP TÁI SỬ DỤNG NƯỚC CHO SẢN XUẤT

Có rất nhiều cách để bảo tồn nguồn nước trong quá trình sản xuất ôtô trong đó nhà vận hành có thể tái sử dụng nước thải từ một số công đoạn, nhất là công đoạn xả nước. Giải pháp này không chỉ giúp tiết kiệm nước mà còn làm giảm tải trọng cho nhà máy xử lý nước thải.

Một hãng xe có thể tiết kiệm được 73 triệu gallon nước mỗi năm khi lắp đặt một hệ thống màng thẩm thấu ngược. Hệ thống này có thể giúp họ không phải xả thải hoặc phải tốn chi phí để mua nước từ đơn vị cung cấp. Nước sử dụng cho quá trình sản xuất ôtô phải sạch và được khử ion trước khi đi vào hệ thống nhằm không gây ảnh hưởng cho các công đoạn gia công bề mặt. Với hệ thống này các hãng xe có thể thu hồi  90% nước sạch từ quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng nước đầu vào đáp ứng đúng các tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đề ra.

 

Tái sử dụng nước sau công đoạn tẩy dầu mỡ

Tái sử dụng nước xả sau công đoạn phủ kẽm photphat

LỢI ÍCH TỪ VIỆC TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ RO
  • Tiết kiệm nước cho quá trình sản xuất, tái sử dụng 90% nước trở lên;
  • Tạo ra nước đầu vào đạt chuẩn;
  • Giảm tải trọng cho nhà máy xử lý nước thải;
  • Giảm chi phí cho việc mua nước sản xuất, hoá chất cho xử lý nước thải và phí xả thải.
  • Hệ thống nhỏ gọn, chiếm ít diện tích;
  • Dễ dàng nâng cấp, mở rộng khả năng thu hồi nước sạch trong tương lai theo sự phát triển quy mô sản xuất.

Key words: Công nghiệp ô tô, công nghệ RO, tái sử dụng nước thải 

Liên quan